Email: info@vietstarcorporation.com
Hotline: 0909.888.792
Follow us:
slide image
shadow

Học Cao đẳng tại Canada: Tương lai nghề nghiệp mở rộng

Con đường học tập không còn là lối mòn

Nếu bạn cho rằng các sinh viên Cao đẳng đều là những người vừa tốt nghiệp THPT thì bạn đã nhầm. Christine Trauttmansdorff, Phó Chủ tịch Phòng quan hệ chính phủ và đối tác Canada thuộc Hiệp hội các trường Cao đẳng và Học viện Canada (CICan) cho biết: “Không có con đường nào là duy nhất, những quan niệm về người này phải học cái kia cũng đang dần được xoá bỏ.”

Không có con đường nào là duy nhất

Số lượng sinh viên là cử nhân, người nước ngoài hoặc những người vừa mới đi làm đăng ký theo học tại các trường Cao đẳng ngày càng gia tăng. Theo kết quả cuộc nghiên cứu của trường Cao đẳng Ontario năm 2015, 33% sinh viên nhập học ngay sau khi kết thúc THPT trong khi có tới 44% sinh viên đã hoàn thành các chương trình giáo dục đại học trước khi nhập học.

Cô Nancy Johansen, Điều phối viên Chương trình nghiên cứu thị trường và tình báo kinh doanh tại trường Cao đẳng Algonquin (Ottawa) cho biết: “Nhiều sinh viên đã có bằng cấp nhưng vẫn theo học các trường Cao đẳng nhằm tích luỹ thêm kinh nghiệm, giúp họ tìm được việc làm dễ dàng hơn.” Tại tỉnh British Columbia, sở hữu một chứng chỉ sau đại học đang là xu thế, đặc biệt với những đối tượng đã có bằng đại học, đang muốn thay đổi ngành học hoặc muốn nâng cao kỹ năng trong một lĩnh vực nhất định.

Các lớp học sau đại học ngày càng phổ biến nhưng độ tuổi trung bình của học viên hiện nay so với 10 năm trước thì đang có dấu hiệu giảm từ khoảng 45 tuổi xuống 32. Nhận định về vấn đề này, cô Ian Humphreys, Phó Chủ tịch phát triển kế hoạch và kinh doanh chiến lược trường Cao đẳng Langara chia sẻ: “Tình trạng sinh viên sớm quay lại với các chương trình giáo dục đại học ngay sau khi bắt đầu đi làm cho thấy nâng cao kỹ năng là một trong số những ưu tiên hàng đầu của họ.”

Có thể nói Canada là một địa điểm ưu chuộng của các sinh viên quốc tế hiện nay. Tại Ontario, số lượng sinh viên quốc tế tăng đột biến từ 6.000 (năm học 2005-2006) đến 28.000 sinh viên (năm học 2014-2015). British Columbia cũng chứng kiến sự gia tăng đáng kể.

Câu chuyện thành công của những sinh viên Cao đẳng

Hargurdeep Singh – chàng kĩ sư tài năng  đam mê công nghệ

Anh Hargurdeep Singh, tốt nghiệp trường Cao đẳng Sheridan ngành Công nghệ cơ khí, bên cạnh một mô hình 3D tại Toronto.

 

Sau 2 học kỳ tại trường Đại học Ryerson ngành Kỹ thuật hàng không, anh Hargurdeep Singh muốn dừng lại bởi chương trình học ở đây quá lý thuyết và thiếu tính thực tiễn. Chàng trai 26 tuổi sau đó đã chuyển sang học chương trình Cơ khí thiết kế và soạn thảo công nghệ tại trường Cao đẳng Sheridan. Ba năm học ở đây khiến anh thực sự thích thú.

Anh cho biết: “Tôi được thoả sức sáng tạo, vận dụng những điều mình đam mê trong khuôn khổ cho phép của nhà trường. Hơn thế nữa, việc học ở đây cũng giúp tôi có những kinh nghiệm, kỹ năng sống và làm việc thực sự.” Chỉ một tháng sau khi bắt đầu khoá học, anh Singh đã có cuộc gặp gỡ với thầy Trưởng khoa để trình bày những đóng góp của mình cho nhà trường. Bốn tuần sau cuộc gặp đó, anh Singh thành lập Câu lạc bộ Kỹ thuật Sheridan thu hút hơn 200 sinh viên chỉ trong một học kỳ. Bằng tài năng của mình anh Singh đã giúp Sheridan trở thành trường cao đẳng Canada đầu tiên có mối quan hệ hợp tác với Hiệp hội Kỹ sư cơ khí Mỹ (ASME), một trong những tổ chức quốc tế lớn nhất dành cho kĩ sư.

Anh Singh tham gia cuộc thi đầu tiên – IAM3D, vào năm 2014. Được tổ chức bởi ASME, IAM3D là cuộc thi dành cho các sinh viên kỹ thuật nhằm sáng tạo ra các sản phẩm tối thiểu hoá năng lượng tiêu thụ. Anh Singh và nhóm của mình đã dành chiến thắng chung cuộc với phát minh cánh turbin gió sử dụng công nghệ in 3D.

Anh Singh tham gia IAM3D vào năm tiếp theo và dành giải nhì chung cuộc với thiết kế Robot sinh học. Sau đó, anh đã có cơ hội giới thiệu sản phẩm sáng tạo này của mình tại một hội nghị ở Boston vào đầu năm nay. Ngoài việc sáng tạo ra nhiều thiết bị hữu dụng và dành các giải thưởng quốc tế, anh Singh cũng tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu tại trường.

Hiện nay, anh Singh đang làm cho công ty Printing House với vai trò chuyên gia phát triển kinh doanh công nghệ 3D.

Ramona Barkhouse – nữ thợ kim hoàn với những thiết kế tinh xảo

Bàn làm việc của cô Remona Barkhouse tại nhà.

 

Trước khi đăng ký theo học trường Cao đẳng Nunavut, cô Ramona Barkhouse đã có ước mơ được làm việc trong ngành công nghiệp trang sức, kim hoàn và đá quý. Barkhouse đã từng làm giám sát viên cho một cửa hàng tiện lợi trong vòng 1 năm trước khi cô quyết định theo học chuyên ngành Trang sức và Kim loại tại trường Cao đẳng.

Cô Ramona bắt đầu chương trình học của mình vào năm 2013 và tốt nghiệp vào tháng 05/2015. “Flight of Peacock” (Tạm dịch: Chuyến bay của Công) là tên gọi cho sản phẩm tốt nghiệp của cô, dựa trên ý tưởng về những chiếc lông công. Chiếc vòng được làm từ bạc cao cấp, vàng 14 carat và đá Labradorite. Đại diện cho trường Nunavut, cô Ramona cùng sản phẩm của mình đã dành chiến thắng trong cuộc thi BMO 1st Art! năm 2015.

Trong quá trình làm việc, cô Ramona gặp không ít những viên đá lỗi. Nhưng thay vì thay thế bằng một viên đá khác, cô quyết định giữ nguyên hiện trạng của chúng. Giải thích cho việc làm này cô Romona chia sẻ: “Tôi cũng từng trong tình cảnh như vậy, phải chịu nhiều đau khổ và tan vỡ, nhưng rồi tôi vẫn ổn đấy thôi.” Đối với Romona, những chiếc vòng cổ phần nào phản chiếu cuộc sống của chính cô.

Cô Romona hiện đang gây dựng một trang web bày bán các tác phẩm nghệ thuật của mình, xa hơn nữa cô muốn sở hữu cho riêng mình một studio. Cô chia sẻ thêm: “Đây sẽ là con đường sự nghiệp tôi theo đuổi. Tôi thực sự yêu thích công việc này và tôi muốn sống trọn đời với nó.”

Jesse Tutt – chàng doang nhân trẻ trong lĩnh vực IT

 

Việc kinh doanh thành công hiện nay của anh Jesse Tutt bắt nguồn từ những dự án của anh tại trường NAIT.

 

Để chuẩn bị cho dự án năm cuối tại Học viện Công nghệ Northern Alberta (NAIT), anh Jesse Tutt dành khá mất nhiều thời gian tham khảo các trang blog về công nghệ. Anh chia sẻ: “Xuất phát điểm là dân IT nên tôi chợt nghĩ đến việc áp dụng công nghệ vào hoạt động bất động sản. Việc này sẽ cho phép khách hàng hầu như thấy được công việc niêm yết hay khối lượng tài sản. Do đó, tôi quyết định đầu tư, xây dựng và phát triển kế hoạch kinh doanh về vấn đề đó trong dự án của mình.”

3D Scan Experts, dự án trong những năm tháng đi học của Jesse, nay đã trở thành một công việc kinh doanh lần đầu tiên xuất hiện tại Alberta. Lý giải cho việc phát triển dự án này, anh Jesse cho rằng thông tin từ các bức ảnh bình thường là chưa đủ và khách hàng cần phải hiểu rõ khối tài sản đó thực sự như thế nào. Anh giải thích thêm: “Thật khó để khiến bất động sản của bạn nổi bật giữa rất nhiều tài sản khác. Bởi vậy, chúng tôi sử dụng công nghệ để xây dựng những chuyến thăm ảo, bao gồm sơ đồ tầng lầu và những bức ảnh có độ phân giải cao. Sau đó, tất cả những thông tin ấy sẽ được tập hợp trên cùng một trang rồi được quảng bá trên các trang mạng xã hội.”

Tháng 4, anh Jesse đã có bằng cử nhân Công nghệ sau 5 năm theo học chương trình Quản lý công nghệ tại NAIT. Anh đăng ký học theo hình thức bán thời gian vì ngoài thời gian học anh Jesse cùng vợ, cô Micaela, còn có công việc kinh doanh riêng. Họ cùng nhau thành lập doanh nghiệp IT hỗ trợ các hoạt động quản lý tài chính và lập kế hoạch chiến lược trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Năm vừa qua, công ty đã được mở rộng quy mô khi số lượng nhân viên tăng thêm 5 người. Không chỉ về số lượng, Jesse cũng hy vọng công ty của anh được tạo điều kiện để mở rộng việc cung cấp dịch vụ trên khắp Alberta, tiến tới Saskatchewen hay British Columbia.

Dù đã có bằng đại học, Jesse vẫn quyết định học Cao đẳng bởi hai lý do: củng cố kiến thức trong lĩnh vực IT và sở hữu một doanh nghiệp riêng. “Cho đến cùng đối với tôi, giáo dục vẫn là một nền tảng rất quan trọng.”

Cheriss Marson – nữ quản lý trẻ 

Cheriss Marson tốt nghiệp Cao đẳng Fanshawe, hiện đang làm quản lý thực phẩm và đồ uống tại một sân gôn

 

Ngay từ khi học THPT, Cheriss Marson đã suy nghĩ rằng: “Việc học đối với tôi lúc nào cũng cần có mục đích. Tôi luôn tự đặt những câu hỏi cho bản thân như “Liệu mình sẽ cần điều này chứ? Mình có thực sự muốn học không? Đây có phải điều mình yêu thích không?” để có được con đường đi phù hợp nhất.”

Chính suy nghĩ đó đã thôi thúc Cheriss đăng ký vào Cao đẳng Fanshawe ngay sau khi cô tốt nghiệp THPT. “Khi học lớp 8, lớp 9 tôi đã biết rõ mình muốn làm gì trong tương lai. Đó là một công việc cần các mối quan hệ và có tính thực hành cao.” Do đó, Marson đã học ngành Dịch vụ vui chơi giải trí trong hai năm đầu, sau đó là một năm theo học khoá Quản lý dự án.

Ba năm học tại Fanshawe, Cheriss vừa đi làm thêm, tham gia đội bóng vừa giữ vai trò Phó Chủ tịch hội sinh viên nhưng vẫn đảm bảo khối lượng học tập. Cô chia sẻ: “Ban đầu công việc quá nhiều khiến tôi thực sự khó cân bằng. Nhưng điều đó cũng khiến tôi phải tập cách sắp xếp mọi thứ kể cả chi tiết nhỏ nhất để tiết kiệm thời gian, sau này thì tôi cảm thấy dễ dàng hơn một chút.”

Dù đã có một vài giải thưởng cùng đội bóng tại địa phương, niềm vui lớn và bất ngờ nhất là khi cô được Hiệp hội các trường Cao đẳng và Học viện Canada trao cho giải thưởng nhà lãnh đạo trẻ xuất sắc năm 2015. Cô bất ngờ đến mức cho rằng đây là một trò đùa ngày Cá tháng tư.
Hiện nay, cô Cheriss đang làm Quản lý Thực phẩm và Đồ uống tại một sân gôn ở Dorchester, Ontario. Cô chia sẻ về những mục tiêu cho tương lai: “Tôi muốn học chuyên sâu về mảng đám cưới, tổ chức sự kiến. Tôi cũng nghĩ đến ý tưởng có một công việc kinh doanh riêng của mình trong khoảng 5 đến 10 năm nữa. Trong vài năm tới đây, tôi muốn tập trung xây dựng các mối quan hệ trong ngành.”

Shannon Burns – nữ thợ hàn giỏi giang

Cô Shannon Burns là người phụ nữ đầu tiên đạt chứng nhận Red Seld ngành hàn tại SIIT.

 

Cô Shannon Burns, 40 tuổi, là một trong hai người phụ nữ đạt được Chứng chỉ hàn ứng dụng của Học viện Công nghệ Ấn Độ Saskatchewan (SIIT) năm 2010. Cô cũng là người phụ nữ đầu tiên tại lớp học đạt được chứng nhận Red Seal.

Cô Shannon cho biết: “Chương trình này cho bạn cơ hội thực tập nghề hàn và 600 giờ học hướng dẫn thực hành trong một năm. Đây được coi như một bước chuẩn bị đầy đủ và quan trọng trước khi thực sự làm nghề.”

Trước khi học tại SIIT, cô Shannon đã từng làm kỹ sư đường ống tại các mỏ dầu, nơi làm việc của rất nhiều thợ hàn. Cô bắt đầu yêu thích nghề hàn từ đó cho đến năm 2010, cô quyết định theo đuổi đam mê đó.

Hiện nay cô là thợ hàn khoan tại Fort McMurray, sở hữu một chiếc xe tải và các thiệt bị cần thiết. Công việc này cũng giúp cô kiếm được một khoản thu nhập tương đối khá.

Hàn là một công việc khó khăn, chủ yếu dành cho nam giới. Tuy vậy điều đó không khiến cô e ngại.

Công việc hàn cần một thể lực tốt nên nhiều lúc cô Shannon cũng gặp một chút khó khăn, cần đến sự giúp đỡ từ những người đồng nghiệp. Theo cô Shannon thì những người thợ hàn đều rất nhiệt tình và luôn giúp đỡ lẫn nhau.

© Copyright 2017 DU HOC VIETSTAR. All rights reserved. Web design by Nina Co.,Ltd
Online: 1| Truy cập tháng: 2095| Tổng: 154046